Theo TS. Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), muốn phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý hơn đến đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất.
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều cơ hội phát triển ngành CNHT, nhờ thu hút được một lượng lớn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các tập đoàn hàng đầu thế giới như: Samsung, Canon, Honda… Để hỗ trợ chủ trương nội địa hóa sản phẩm tại Việt Nam, nhiều tập đoàn nước ngoài đã có những chương trình liên kết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp CNHT trong nước tham gia vào cung cấp linh, phụ kiện để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.

Cụ thể, vào tháng 4/2018, Bộ Công Thương và Tập đoàn Samsung Việt Nam đã phối hợp tổ chức Chương trình hợp tác đào tạo chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực cải tiến sản xuất và nâng cao chất lượng. Mục tiêu của Chương trình nhằm đào tạo 200 chuyên gia tư vấn Việt Nam có đủ năng lực để tư vấn và đào tạo lại cho các doanh nghiệp cung ứng trong ngành CNHT của Việt Nam. Tiếp đó vào năm 2020, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bắc Ninh và Công ty Samsung Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Công Thương và nhiều địa phương trên cả nước cũng liên tục ban hành các chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp CNHT phát triển. Điển hình vào tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2021/NĐ-CP bổ sung điều khoản về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm CNHT. Trên cơ sở đó, số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp CNHT được cải thiện. Một số doanh nghiệp CNHT trong nước đã tích cực sử dụng công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực, ngành CNHT Việt Nam vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Nhiều lĩnh vực CNHT được ưu tiên phát triển, như: Điện tử, cơ khí trọng điểm, sản xuất và lắp ráp ôtô, dệt may, da giày… nhưng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Nói về nguyên nhân của thực trạng trên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, đa số các doanh nghiệp CNHT của Việt Nam có quy mô nhỏ, khó khăn về tài chính, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; trình độ khoa học – công nghệ có khoảng chênh lệch khá lớn so với các doanh nghiệp trên thế giới.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ông Lê Đăng Doanh cho rằng, doanh nghiệp trong nước cần quan tâm chú trọng dây chuyền sản xuất, ứng dụng khoa học – công nghệ, nhằm đáp ứng tốt hơn về số lượng, chất lượng và cả thời gian giao hàng. Cùng với đó, tăng cường liên kết với các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các tập đoàn nước ngoài để tìm hiểu, tiếp cận nhanh hơn với dây chuyền công nghệ mới.
Theo các chuyên gia, nhiều sản phẩm CNHT của Việt Nam còn đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp và có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm, dẫn đến việc nhập siêu nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng rất lớn, tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp còn thấp.
Nguồn: https://congthuong.vn
Bài viết liên quan
Kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ
(ĐCSVN) – Hội nghị kết nối giao thương và xúc tiến đầu tư giữa TP...
Th3
Tăng cường kết nối giao thương giữa TPHCM và các tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Thanhuytphcm.vn) – Chiều 10/3, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra Hội nghị kết nối...
Th3
Bất ngờ với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang nước...
Th3
Nhận diện ‘điểm nghẽn’ phát triển công nghiệp hỗ trợ
(PLVN) – Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được xác định chưa xứng với tiềm...
Th3
Vay vốn ưu đãi, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mất… 2 năm làm thủ tục
Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt phải mất 2 năm làm thủ...
Th3
Xây dựng hệ sinh thái, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dù xác định là ngành “hạt giống tiềm năng” nhưng đến nay, ngành công nghiệp...
Th3