Sau hơn hai năm bị gián đoạn bởi covid, nhân dịp tháp tùng đến thăm một số doanh nghiệp sản xuất ngành cơ khí, ghi nhận được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện nay đã có nhiều khởi sắc hơn. Nguyên nhân đạt được là từ sự nỗ lực chịu đựng vượt qua khó khăn thì sự tự chủ vươn lên thông qua nguồn nội lực bản thân doanh nghiệp thì còn có sự thuận lợi khách quan khác, đó là sự dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp từ các nước lận cận vào Việt Nam, từ đó tăng thêm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, mở ra thị trường tiêu thụ tại chỗ cho doanh nghiệp CNHT trong nước.

Ngoài yếu tố khách quan kể trên (theo doanh nghiệp) thì còn có sự chủ động trong tìm kiếm, nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư sản xuất thêm sản phẩm mới… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là doanh nghiệp đầu cuối trong nước cũng như nước ngoài cũng là điểm cộng cho doanh nghiệp CNHT của thành phố.
Qua thông tin trao đổi cùng doanh nghiệp sản xuất các chi tiết linh kiện ngành cơ khí của thành phố, hiện nay có nhiều sản phẩm cơ khí với chất lượng khá cao và cao đã được các doanh nghiệp CNHT đầu cuối trong nước và các nước tiên tiến lựa chọn, đặt hàng.
Năm 2022, thị trường được mở rộng hơn, nhiều doanh nghiệp dự kiến doanh thu sẽ tăng thêm từ 30% trở lên (so với năm 2020), trong đó sản phẩm linh kiện của một số doanh nghiệp cơ khí (Công ty Việt Nhật, Công ty Vĩ Nam Việt, Công ty Hiệp Phú Thành, Công ty Arico,…) đã chinh phục được khách hàng các nước phát triển, cũng như được khách hàng trong nước chấp nhận (Công ty Vít Việt).
Kết quả đạt được như trên, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp thì có phần góp sức của lãnh đạo Thành phố trong định hướng, chiến lược phát triển thông qua các gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp. Chương trình kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là một trong những điểm sáng, tuy trong thời gian qua việc triển khai chi tiết còn ít nhiều trở ngại, nhưng chương trình đã tạo được niềm tin để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mới thiết bị, xây dựng nhà xưởng phù hợp theo yêu cầu sản xuất tiên tiến mà các đối tác đòi hỏi.
Qua thực tế đã tham gia, hiện nay các doanh nghiệp đều mong muốn Thành phố tiếp tục duy trì chương trình kích cầu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và sớm mở rộng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam được lớn lên, được đóng góp nhằm chinh phục thị trường lắp ráp sản phẩm đầu cuối theo yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa như mong muốn của Thành phố.
Phòng Công nghiệp hỗ trợ
Bài viết liên quan
Phát động Giải thưởng “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ tư năm 2023
Sáng 22/9, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Kinh tế...
Th9
Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ
Thời gian qua, những chính sách khuyến khích của Nhà nước cùng sự nỗ lực...
Th9
Lễ Phát động Giải thưởng “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh 2023”
Sở Công Thương phối hợp Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức Tọa đàm...
Th9
Củng cố vững chắc ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Việt Nam cần củng cố vững chắc ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng cường...
Th8
Tăng hiệu quả kết nối công nghiệp hỗ trợ
Trở về từ hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm...
Th8
Kết nối cơ hội cho các DN CNHT Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
(Chinhphu.vn) – 20 doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối...
Th8