Đầu tư “mạnh tay” cho công nghiệp hạ nguồn sẽ tạo ra dung lượng thị trường đủ lớn, khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Bên cạnh đó, phải xây dựng được các doanh nghiệp CNHT lớn, mang tính dẫn dắt, được nhận định là hướng đi khả thi giúp ngành này thay đổi.
Tăng năng lực sản xuất
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ và chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt nhằm nâng cao vai trò, vị thế ngành CNHT theo tinh thần của Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ hỗ trợ về chính sách cùng nỗ lực của doanh nghiệp, đã mang lại những kết quả tích cực. Theo đó, doanh nghiệp CNHT phát triển về cả số lượng, chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất trong nước và toàn cầu.

Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, đến nay, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành CNHT chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, doanh thu thuần đạt hơn 900.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo… “Đáng chú ý, một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa – cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới” – Cục Công nghiệp chỉ rõ.
Năng lực sản xuất sản phẩm CNHT trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam được cải thiện. Đối với ngành điện tử, tỷ lệ nội địa hóa các ngành điện tử gia dụng là 30 – 35% nhu cầu linh kiện; điện tử phục vụ các ngành ôtô – xe máy khoảng 40%. Với ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, một số dòng xe đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, vượt mục tiêu Chiến lược và quy hoạch công nghiệp ôtô Việt Nam đề ra, đáp ứng cơ bản thị trường nội địa…
Nhiều chính sách hỗ trợ
Phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn có vai trò quan trọng trong việc phát triển CNHT, cũng như thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư những dự án quy mô lớn tại Việt Nam. Việc thúc đẩy các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, thị trường cho CNHT trong nước sẽ được duy trì và mở rộng, tạo tiền đề để doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng, đòi hỏi những chính sách ưu tiên.
Theo đó, phải tập trung hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm một số doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp hạ nguồn trọng điểm như ôtô, điện – điện tử, dệt may, da – giày trở thành các tập đoàn có tầm cỡ khu vực, tạo hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt các doanh nghiệp CNHT trong nước phát triển. Trên cơ sở đó, xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước; tăng cường kiểm tra chất lượng hàng công nghiệp nhập khẩu và sử dụng các hàng rào kỹ thuật, bảo vệ hợp lý thị trường nội địa, phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế.
Cuối cùng, xây dựng chính sách về thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu linh hoạt, phù hợp. Qua đó, giúp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh so với hàng hóa nhập khẩu.
Cùng với nguồn lực đầu tư từ nhà nước, việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn sẽ tạo dung lượng thị trường đủ lớn, khuyến khích doanh nghiệp CNHT phát triển, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, tương thích kỹ thuật trong các chuỗi sản xuất trong nước và toàn cầu.
Nguồn: https://congthuong.vn
Bài viết liên quan
Lấy ý kiến về kết quả bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố năm 2023
Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố...
Th12
Hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp: Lực đẩy cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cải tiến năng...
Th11
Đẩy mạnh kết nối cung – cầu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
(Chinhphu.vn) – Triển lãm quốc tế chuyên ngành ngũ kim và dụng cụ cầm tay...
Th11
Tạo luồng chính sách “thông thoáng” thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Theo các chuyên gia, đa số các nước có ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT)...
Th11
Trợ lực chính sách cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ “cất cánh”
Nghị định 57 vừa được ban hành về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp...
Th11
Thông báo tuyển dụng viên chức của Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP.HCM năm 2023
Căn cứ Công văn số 6333/SCT-TCCB ngày 23 tháng 10 năm 2023 của Sở Công...
Th11