Chuyển đổi số sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Từ các giải pháp giúp cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận tối đa các khách hàng, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi để thích ứng và tăng trưởng.
Theo Ông Nguyễn Xuân Dũng – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Trần Thành: “Bước đầu chúng tôi đã xây dựng được nền tảng nhà máy thông minh, nền tảng ERP cho các bộ phận, tăng năng lực nhà máy thông minh, tăng được 26% hiệu suất sử dụng kho, giảm 50% lỗi giới hạn tại công đoạn in,..”
Nếu như trước đây, dây chuyền sản xuất bao bì của nhà máy này thường xuyên gặp lỗi ở công đoạn in dẫn đến công suất nhà máy không được cao, thì nay đã được cải thiện nhờ vào việc doanh nghiệp đã áp dụng các giải pháp chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần phải chuyển đổi số.
Chuyển đổi số, tái cơ cấu là xu thế tất yếu của doanh nghiệp thời 4.0, nhưng theo các chuyên gia, hiện tham gia xu hướng mới này vẫn chỉ là những tên tuổi quen thuộc trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong khi phần lớn doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo Ông Jang Yoon Ho – Giám đốc bộ phận Hỗ trợ đối tác – Samsung điện tử Việt Nam cho biết: “Từ cách đây vài năm, đất nước Hàn Quốc chúng tôi đã thực hiện dự án nhà máy số, và điều này đã cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh sản xuất. Tương tự như vậy, tôi tin rằng thông qua chuyển đổi số, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ cải thiện được khả năng cạnh tranh căn bản, xây dựng nền móng vững chắc để hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu”.
Dẫn lời Ông Cao Văn Bình – Quyền giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp – Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương: “Trong thời gian tới, chuyển đổi số sẽ diễn ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, hoạt động kinh tế; chuỗi giá trị toàn cầu sẽ được điều chỉnh theo hướng linh hoạt và bền vững hơn để có khả năng ứng phó tốt hơn với các rủi ro và cú sốc từ bên ngoài như đợt dịch COVID-19 vừa qua”.
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, quá trình chuyển đổi số diễn ra chủ yếu trong những ngành như: tài chính, giao thông, du lịch, thương mại điện tử và công nghiệp chế tạo, điều này tạo ra nhiều hứng khởi cho các nhà khởi nghiệp non trẻ trong nước. Để thích ứng nhanh với sự thay đổi, tăng tốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn và đầu tư cho chuyển đổi số ở nhiều quy mô khác nhau với kỳ vọng đạt được nhiều kết quả thiết thực trong tương lai.
Nguồn: http://vsi.gov.vn/
Bài viết liên quan
Luật phát triển công nghiệp – môi trường để công nghiệp hỗ trợ phát triển
[VOV2] – Luật Phát triển công nghiệp ra đời sẽ là tiền đề để các...
Th6
Người dân, du khách đến TPHCM sẽ được mua hàng xuất khẩu giá ưu đãi
PNO – Hội chợ xuất khẩu TPHCM lần đầu tiên sẽ diễn ra tại Trung...
Th5
TPHCM: Doanh nghiệp CNTT được tham gia chương trình kích cầu đầu tư
(Chinhphu.vn) – Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức, khi Quốc hội ban...
Th5
Góp ý định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TPHCM
(Thanhuytphcm.vn) – Sáng 26/4, Sở Công thương TPHCM phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển...
Th4
Công nghiệp hỗ trợ tiếp tục được ưu đãi lãi vay
Với sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương cùng với việc chủ động phối...
Th4
Ngành công thương TPHCM thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ DN
(Chinhphu.vn) – Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), Sở Công Thương TPHCM tiếp tục triển...
Th4