Để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng các khu công nghiệp (KCN). Đặc biệt, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tự tin phát triển bền vững.

Tự hào với những sản phẩm CNHT công nghệ cao đầu tiên
Mới đây, FPT tuyên bố sản xuất chip “Make in Vietnam” – dòng chip bán dẫn tích hợp được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp (CN). Đây là dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt. Sản phẩm ra đời nhằm phục vụ cho đối tác chiến lược của doanh nghiệp (DN) cùng phối hợp để phân phối các sản phẩm chip của FPT Semiconductor ở các thị trường Úc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc.
Ngoài thị trường nước ngoài, FPT Semiconductor tập trung định hướng tập trung triển khai, cung cấp chip “Make in Vietnam” đến các tập đoàn trong nước, góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất các thiết bị cho người dùng tại Việt Nam, trong giai đoạn 2023-2025.
Trong hai năm tiếp theo, FPT Semiconductor dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip. DN này cũng đặt kế hoạch đưa ra thị trường thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ cho hàng loạt lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ôtô, năng lượng, điện tử điện lạnh.
Công ty TNHH Thương mại sản xuất và phát triển công nghệ THT và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển N&G (thành viên Tập đoàn N&G), chủ đầu tư KCN HANSSIP vừa ký hợp đồng thuê đất, nhằm xây dựng nhà máy với diện tích gần 10.000m2 và xây dựng 9.000m2 nhà xưởng với mức đầu tư hàng trăm tỉ đồng tại khu công nghiệp (KCN) HANSSIP để sản xuất các sản phẩm với độ chính xác cao đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… như bulông, đai ốc, ốc vít, lò xo và các linh kiện phụ trợ cho các ngành CN ứng dụng trong lĩnh vực ôtô, xe máy, đồ gia dụng, nột thất…
Đồng thời, DN này cũng đã thực hiện việc ký biên bản ghi nhớ về việc tư vấn đầu tư, kết nối chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT tại KCN HANSSIP với Công ty TNHH Tư vấn-Đầu tư-Phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (VI-JA CID Co., LTD).
Theo đó, Công ty THT cùng các DN thuộc Hiệp hội HANSIBA sẽ được Công ty VI-JA hỗ trợ, tư vấn các nội dung liên quan tới việc nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đáp ứng các tiêu chí về chứng chỉ sản xuất, hướng đến việc sản xuất các sản phẩm CNHT ứng dụng trong lĩnh vực máy CN, robot, hàng không vũ trụ.
Hiện nay, Việt Nam đang trở thành nơi đặt nhà máy, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của hàng loạt tập đoàn điện tử tên tuổi như Samsung, LG, Intel, Apple, Compal, Xiaomi…Tuy nhiên, thực tế là, ngành CNHT cho CN điện tử tại Việt Nam chưa thực sự phát triển, tỉ lệ nội địa hóa rất thấp, bình quân chỉ 20-30%, còn lại chủ yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, chi tiết kim loại. Với thị trường tiêu thụ trong nước, các DN Việt Nam chỉ tập trung vào công đoạn lắp ráp linh kiện điện tử, còn toàn bộ mạch tích hợp đều mua từ nước ngoài.
Vì vậy, những thành công của FPT hay các DN khác đang là những bước đi đầu tiên để đưa ngành CNHT của Việt Nam dần phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Sớm xây dựng các trung tâm CNHT
Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT đặt mục tiêu đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất CN; có khoảng 2.000 DN đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, theo ông Nguyễn Hoàng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thời gian tới cần xây dựng chuỗi các KCN thế hệ mới mang màu sắc hội nhập kinh tế quốc tế, tạo chuỗi sản xuất, giá trị gia tăng dịch vụ, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, hướng đến KCN thông minh và kinh tế tuần hoàn để cùng tham gia chuỗi sản xuất tại Việt Nam và cùng tham gia chuỗi kinh doanh, sản xuất, dịch vụ toàn.
Bà Phan Thị Thanh Xuân – Tổng Thư ký Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam cho rằng, nên có các KCN sản xuất sản phẩm CNHT chuyên biệt cho ngành da giày. Các KCN này cần được quy hoạch tốt với nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Theo Bộ Công Thương, để nâng cao trình độ, năng lực của các DN CNHT, cần bố trí nguồn vốn xây dựng cơ bản nhằm xây dựng cơ sở vật chất để hình thành ít nhất 3 trung tâm hỗ trợ phát triển CNHT tại 3 miền, có chính sách ưu tiên về đầu tư, sản xuất để các ngành CNHT phát triển.
Đặc biệt, cần tạo điều kiện để lĩnh vực CN sản xuất chip điện tử phát triển, bởi hiện nay, tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu hiện đang tàn phá ngành sản xuất toàn cầu, đặc biệt là ngành CN ôtô. Các nhà phân tích dự đoán, tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm 2023.
https://laodong.vn/
Bài viết liên quan
Phát động Giải thưởng “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ tư năm 2023
Sáng 22/9, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Kinh tế...
Th9
Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ
Thời gian qua, những chính sách khuyến khích của Nhà nước cùng sự nỗ lực...
Th9
Lễ Phát động Giải thưởng “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh 2023”
Sở Công Thương phối hợp Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức Tọa đàm...
Th9
Củng cố vững chắc ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Việt Nam cần củng cố vững chắc ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng cường...
Th8
Tăng hiệu quả kết nối công nghiệp hỗ trợ
Trở về từ hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm...
Th8
Kết nối cơ hội cho các DN CNHT Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
(Chinhphu.vn) – 20 doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối...
Th8